Bước tới nội dung

Nguyễn Quốc Thành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ ưu tú
Nguyễn Quốc Thành
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Quốc Thành
Ngày sinh
4 tháng 2, 1958 (67 tuổi)
Nơi sinh
Nam Định, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhà quay phim, đạo diễn phim
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròNhà quay phim, đạo diễn phim
Năm hoạt động1980 - nay
Trường pháiPhim tài liệu, Phim truyền hình, Phim truyện điện ảnh
StudioHãng phim Nguyễn Đình Chiểu (1970-1997)
Hãng phim Giải Phóng (1997-2007)
Senafilm (2007-)

Nguyễn Quốc Thànhnhà quay phim, đạo diễn phim người Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Quốc Thành sinh ngày 4 tháng 2 năm 1958 tại Nam Định.[1] Từ nhỏ, ông đã rất yêu thích vẽ, khi học lớp 5 trường phổ thông cấp 2 tại Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội, ông đã đoạt giải 3 cuộc thi vẽ về chủ đề đường phố Hà Nội do Nhà Văn hóa thiếu nhi Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Cộng Hòa Dân chủ Đức tổ chức. Là một học sinh cá biệt nên khi học hết cấp 3, ông không đủ tiêu chuẩn kết nạp Đoàn viên thanh niên nên không được thi vào trường Đại học Xây dựng.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Biết tin khóa quay phim của trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội tuyền sinh, Nguyễn Quốc Thành đăng ký thi và trúng tuyển khóa 1 lớp quay phim vào năm 1977.[1] Bộ phim đầu tiên ông được tham gia thực hiện cũng là bài thực hành với Nguyễn Thước làm quay phim còn Khải Hưng làm đạo diễn có tựa đề Chú bé mở khóa.[1]

Năm 1980, khi đang học năm thứ ba, Nguyễn Quốc Thành xin vào Xưởng phim Thời sự tài liệu Trung ương để thực tập, ông được chọn tham gia quay bộ phim tài liệu Đường dây lên sông Đà do Lê Mạnh Thích thực hiện. Một năm sau, ông được chọn làm tay máy chính cho phim tài liệu Việt Nam tìm thấy dầu của đạo diễn Ma Cường được thực hiện tại Vũng Tàu. Với bộ phim này, ông là người đầu tiên và duy nhất quay phim nhựa 35 ly về tàu thăm dò dầu khí của Liên Xô tại Việt Nam.[1]

Bộ phim tài liệu màu được làm năm 1982, Khảm trai và Trạm bạc do Thu Vân làm đạo diễn với Nguyễn Quốc Thành quay phim chính là tác phẩm thi tốt nghiệp được Xưởng phim Thời sự tài liệu Trung ương đánh giá ở bậc cao nhất, còn ở Trường Sân khấu - Điện ảnh đội ngũ sản xuất được chấm loại giỏi. Năm 1984, khi thực hiện được hơn nửa phim tài liệu Đến với những nhịp cầu, Nguyễn Quốc Thành được gọi đi nghĩa vụ quân sự, đóng quân tại Sư đoàn 371 quân khu 7. Năm 1986, ông được kết nạp vào Đoàn thanh niên và xuất ngũ dù được Sư đoàn trưởng mời ở lại.[1] Vì cả gia đình đã định cư tại Thành phố Hồ Chí Minh nên vào năm 1970, Nguyễn Quốc Thành gia nhập Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu. Phim tài liệu đầu tiên ông thực hiện cho Hãng phim cùng đạo diễn Hằng Nga. Năm 1988, ông là người duy nhất ở Hãng phim được cử đi Trường Sa làm phim phóng sự Trường Sa nhưng không xa. Năm 1990, ông lần đầu tiên được đạo diễn một bồ phim tài liệu, với tựa đề Người hoa tiêu nói về anh hùng hoa tiêu hàng hải Tôn Thọ Khương.[1]

Năm 1997, ông chuyển sang làm việc tại Hãng phim Giải Phóng, bắt đầu với phim tài liệu Niềm vinh quang lặng lẽ của đạo diễn Văn Lê. Năm 2001, lần đầu tiên ông được Hãng phim Giải Phóng giao cho đạo diễn một phim tài liệu với tựa đề Dòng máu. Ông kết thúc sự nghiệp là phim tài liệu với tác phẩm Văn minh rừng vào năm 2005, sau này ông chuyển sang làm các phim video và phim truyền hình.[1]

Từ năm 1990, Nguyễn Quốc Thành tham gia quay mốt số phim video của thời kỳ phim mì ăn liền như Tha lỗi cho anh, Lòng mẹ, Sắc hoa màu nhớ,Vầng trăng bị che khuất, Nước mắt thơ ngây,... Với phim truyện điện ảnh, vào năm 1985, ông đã tham gia phụ quay cho bộ phim điện ảnh đen trắng Tình khúc 68 của đạo diễn Lê Mộng Hoàng. Bộ phim điện ảnh đầu tiên ông làm quay phim chính là Ba người đàn ông sản xuất năm 2000 do Trần Ngọc Phong đạo diễn.[1] Năm 2007, Nguyễn Quốc Thành chuyển sang làm việc cho Hãng Senafilm ông quay một số phim như Lọ lem thời @, Hồi xuân, và đạo diễn Thiên đường ở bên ta, Người giúp việc, Nhảy cùng ước mơ...[1]

Nguyễn Quốc Thành từng là thành viên Ban giám khảo hạng mục Phim Tài liệu - Khoa học tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 và lần thứ 19.[2][3] Ông tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2007.[1]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim tài liệu - phóng sự

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Đạo diễn Vai trò khác Chú thích
Trí thức ở lại, Bến xe miền Tây Võ Huế
Trường tôi Phạm Thăng
Thiếu nhi ba nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campu chia Bùi Thị Hiền
Chị Ngừng Thu Vân
1984 Kỉ niệm 30 năm Giải phóng Thủ Đô Lê Mạnh ThíchĐào Trọng Khánh
1984 Đến với những nhịp cầu Lê Mạnh Thích Trợ lý quay phim
1986 Bác Hồ ở Trung Quốc Thanh AnĐào Trọng Khánh
1987 Đưa hài cốt vua Duy Tân về nước Lê Mạnh Thích
Dòng sông đỏ thắm Lưu Xuân Thư
1988 Trường Sa nhưng không xa
Một thời đáng nhớ Văn Lê
1997 Kỉ niệm 300 năm Sài Gòn Thanh AnLê Mạnh Thích
1997 Niềm vinh quang lặng lẽ Văn Lê
Làng Lòi Văn Lê
2000 Di chúc của những oan hồn Văn Lê
2001 Chiến dịch khai quang Phan Quang Minh
2004 H'Non Văn Lê
2005 Văn minh rừng
2009 Đám mây không dừng lại Đào Bá Sơn

Phim video và truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Đạo diễn Hình thức Chú thích
1990 Tha lỗi cho anh (Vị đắng tình yêu 3) Hồ Ngọc Xum Video
1992 Cánh hoa hoang dại Xuân Cường
1995 Sắc hoa màu nhớ
Lòng mẹ Lê Hữu Lương
1999 Vầng trăng bị che khuất Xuân Cường
2000 Nước mắt thơ ngây Điện ảnh truyền hình
Mặt trận không tiếng súng Lê Dân Video
2003 Vai diễn đầu đời Đinh Đức Liêm Điện ảnh truyền hình
Cỏ dại Ngắn tập
2004 Hướng nghiệp Châu Huế Dài tập
2008 Lọ lem thời @ Trần Ngọc Phong Dài tập Giám đốc hình ảnh
2004 Hồi xuân Bùi Đình Thứ Ngắn tập Giám đốc hình ảnh
Giận hờn Châu Huế [1]
Con sói trở về Châu Huế
Lỡ tàu Trương Dũng

Phim truyện điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Đạo diễn Chú thích
1985 Tình khúc 68 Lê Mộng Hoàng
2000 Ba người đàn ông Trần Ngọc Phong
2000 Duyên trần thoát tục Lê Cung Bắc
2002 Người đàn bà không hóa đá Đào Bá Sơn
2004 Lấy vợ Sài Gòn Trương Dũng
2006 Cú đấm (Thạch Thảo) Phạm Ngọc Châu

Vai trò đạo diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
NĂm Tựa đề Hình thức Chú thích
1990 Người hoa tiêu Phim tài liệu
2001 Dòng máu
Cánh tay nhà nông
2007 Cha dượng Dài tập Phạm Thanh Phong
2010 Thiên đường ở quanh ta
2011 Câu chuyện cuối mùa thu
2013 Người giúp việc
2016 Nhảy cùng ước mơ

Sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2011 - "Let us show - Hãy xem tôi diễn" - HTV9

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Sự kiện Hạng mục Tác phẩm dự giải Kết quả Chú thích
2010 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 Quay phim xuất sắc Đám mây không dừng lại Đoạt giải [4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l Vũ Liên (ngày 12 tháng 5 năm 2017). "NSƯT Nguyễn Quốc Thành: Gieo cảm xúc từ những ca khúc". Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2025.
  2. ^ "Tin vắn Văn nghệ". Báo điện tử Tiền Phong. ngày 20 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2025.
  3. ^ "Công bố các ban giám khảo". Báo Nhân Dân điện tử. ngày 15 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2025.
  4. ^ Văn Bảy (ngày 13 tháng 12 năm 2009). "Kết quả Liên hoan phim VN lần thứ 16". Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.