Bước tới nội dung

Teencode

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Khanh Nguyen (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 07:18, ngày 10 tháng 6 năm 2018 (Trang mới: “'''Teencode''' (hay ngôn ngữ "xì tin") là một thuật ngữ chỉ kiểu chữ viết tắt của giới trẻ. Teencode từng rất thịnh hành vào nh…”). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Teencode (hay ngôn ngữ "xì tin") là một thuật ngữ chỉ kiểu chữ viết tắt của giới trẻ. Teencode từng rất thịnh hành vào những năm 2007 - 2012 tại Việt Nam.

Lịch sử

Trên thực tế, teencode được sử dụng nhiều nhất và dần trở thành trào lưu từ những năm 2000 – 2005, thời đại mà internet bắt đầu phát triển cực đại ở Việt Nam. Nhưng từ trước đó nhiều năm, teencode đã xuất hiện trên những trang vở trắng, được các học sinh lứa đầu 9x sử dụng.

Cơ bản, teencode được bắt đầu từ việc “mã hóa” con chữ thành những dãy số đặc biệt với quy luật riêng mà chỉ có giới học sinh ngày đó mới có thể “giải mã” được. Teencode đầu tiên được cho là lấy ý tưởng từ nhân vật KID trong manga Detective Conan của tác giả Gosho Aoyama.[1]

Trong xã hội

Ngày đó, lứa đầu 9x được xem là một “thế hệ đáng thất vọng” với nhiều lời chỉ trích về phương pháp giáo dục, về sự hư đốn và tinh thần hiếu học ngày càng giảm sút. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng những sáng tạo của thế hệ này vẫn còn có sức ảnh hưởng về sau, cả mặt xấu lẫn mặt tốt.

Trong một thời gian dài, vấn đề teencode đã trở thành vấn đề được rất nhiều người, bài viết... nói tới. Dạng ngôn ngữ này chủ yếu là dùng những từ viết tắt, chữ cái thay thế. Với những ai không quen đọc và sử dụng sẽ gặp không ít khó khăn mỗi khi phải đọc các văn bản thuộc thể loại này.

Gần đây, dạng ngôn ngữ này cũng đang dần được loại bỏ để trả lại "sự trong sáng của tiếng Việt" theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những bạn trẻ vẫn ưa chuộng loại ngôn ngữ vô cùng khó hiểu và gây nhức mắt người đọc này.[2]

Tham khảo

  1. ^ "Teencode là gì?".
  2. ^ "Choáng váng vì lời chia sẻ bằng "teencode" cực khó hiểu".